Lịch sử Các lãnh thổ chưa hợp nhất của Hoa Kỳ

11 tháng 4 năm 1899

Hiệp định Paris năm 1898 có hiệu lực bàn giao Guam, Philippines, và Porto Rico từ tay Tây Ban Nha sang cho Hoa Kỳ. Cả ba vào lúc đó trở thành các lãnh thổ chưa hợp nhất và chưa được tổ chức.

2 tháng 4 năm 1900

Đạo luật Foraker ra đời nhằm mục đích tổ chức Puerto Rico.

7 tháng 6 năm 1900

Hoa Kỳ chiếm giữ một phần Quần đảo Samoa được trao cho Hoa Kỳ theo Hiệp ước Berlin năm 1899, thành lập lãnh thổ chưa hợp nhất và chưa tổ chức Samoa thuộc Mỹ.

1 tháng 4 năm 1901

Emilio Aguinaldo, lãnh tụ của Philippines trong Chiến tranh Philippine-Mỹ, đầu hàng. Việc này đã giúp cho Hoa Kỳ thành lập một chính quyền dân sự.

29 tháng 8 năm 1916

Đạo luật tự trị Philippine hay còn gọi là Luật Jones được ký kết với lời hứa cho phép Philippines độc lập.

2 tháng 3 năm 1917

Đạo luật Jones-Shafroth tái tổ chức Puerto Rico. Đạo luật này trao quyền công dân Hoa Kỳ cho tất cả công dân của Puerto Rico.

31 tháng 3 năm 1917

Hoa Kỳ tiếp quản Quần đảo Virgin thuộc Mỹ theo các điều khoản của một hiệp ước ký kết với Đan Mạch.[8]

17 tháng 5 năm 1932

Tên Porto Rico được đổi sang Puerto Rico.[9]

24 tháng 3 năm 1934

Đạo luật Tydings-McDuffie được ký kết cho phép thành lập Thịnh vượng chung Philippines.

4 tháng 7 năm 1946

Hoa Kỳ công nhận nền độc lập của Philippines.

14 tháng 7 năm 1947

Liên hiệp quốc trao Lãnh thổ Ủy thác Quần đảo Thái Bình Dương cho Hoa Kỳ. Lãnh thổ này bao gồm phần lớn nhiều quần đảo có xảy ra trận chiến trong Chiến tranh thế giới thứ hai, gồm có các đảo mà ngày nay là Quần đảo Marshall, Liên bang Micronesia, Quần đảo Bắc Mariana, và Palau. Đây là phần đất ủy thác, không phải là một lãnh thổ.

1 tháng 7 năm 1950

Đao luật tổ chức Guam có hiệu quả tổ chức Guam thành một lãnh thổ chưa hợp nhất.[10]

25 tháng 7 năm 1952

Puerto Rico trở thành một Thịnh vượng chung của Hoa Kỳ, một lãnh thổ có tổ chức nhưng chưa hợp nhất, với việc thông qua bản hiến pháp riêng của nó.[9]

22 tháng 7 năm 1954

Đạo luật tổ chức cho Quần đảo Virgin thuộc Mỹ có hiệu lực và quần đảo trở nên một lãnh thổ được tổ chức nhưng chưa hợp nhất của Hoa Kỳ.[10]

1 tháng 7 năm 1967

Hiến pháp của Samoa thuộc Mỹ có hiệu lực. Mặc dù không có Đạo luật tổ chức nào được thông qua nhưng việc chuyển sang chính quyền tự quản đã biến Samoa thuộc Mỹ tương tự như một lãnh thổ có tổ chức.[10]

1 tháng 1 năm 1978

Quần đảo Bắc Mariana rời Lãnh thổ Ủy thác Quần đảo Thái Bình Dương để trở thành một thịnh vượng chung của Hoa Kỳ và nó trở thành một lãnh thổ có tổ chức nhưng chưa hợp nhất.[10][11]

21 tháng 10 năm 1986

Quần đảo Marshall được độc lập khỏi Lãnh thổ Ủy thác Quần đảo Thái Bình Dương mặc dù việc ủy thác của Liên hiệp quốc theo kỹ thuật chưa kết thúc cho đến ngày 22 tháng 12 năm 1990.

3 tháng 11 năm 1986

Liên bang Micronesia được độc lập khỏi Lãnh thổ Ủy thác Quần đảo Thái Bình Dương, và vẫn giữ liên kết tự do với Hoa Kỳ.

22 tháng 12 năm 1990

Liên hiệp quốc chấm dứt Lãnh thổ Ủy thác Quần đảo Thái Bình Dương đối với tất cả ngoài khu Palau.

25 tháng 5 năm 1994

Liên hiệp quốc chấm dứt Lãnh thổ Ủy thác Quần đảo Thái Bình Dương đối với khu Palau, kết thúc lãnh thổ và giúp cho Palau trên thực tế gần như độc lập vì nó không còn là một lãnh thổ của Hoa Kỳ.

1 tháng 10 năm 1994

Palau được độc lập de jure nhưng vẫn duy trì liên kết tự do với Hoa Kỳ.[12]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Các lãnh thổ chưa hợp nhất của Hoa Kỳ http://www.dkconsulateusvi.com/TRANSFER/transfer.h... http://docs.justia.com/cases/federal/district-cour... http://statoids.com/ump.html http://statoids.com/upr.html http://www.law.cornell.edu/uscode/8/1101a.html http://www.law.upenn.edu/journals/jil/articles/vol... http://2010.census.gov/news/releases/operations/cb... http://www.doi.gov/oia/islands/politicatypes.cfm http://www.doi.gov/pfm/acct97/insular.html http://www.gao.gov/archive/1998/og98005.pdf